Saturday, April 17, 2021

Chuyện Di Tản 30 tháng 4, 1975.

                                 Chuyện Di Tản 30 tháng 4, 1975. Giờ Mới Kể


Tác giả: Minh Hạnh

Viết theo lời khuyến khích của một số bạn bè, của các con và các em, người khuyến khích nhiều nhất đó là ông xã, cựu đại úy Hải Quân Nguyễn Văn Hòa, khóa 18 sĩ quan Hải Quân Nha Trang, nhiệm sở đầu tiên là Hỏa Vận Hạm HQ 473, nhiệm sở thứ hai là Hộ Tống Hạm HQ 10, nhiệm sở thứ  ba là tại bộ Tư Lệnh Hải Quân, nhiệm sở thứ tư là  Dương Vận Hạm 504.

Minh Hạnh.
Baton Rouge, ngày 3 tháng 10, 2018

Tôi còn nhớ cuộc di cư 1954,  theo Ba Mẹ từ miền Bắc vào Nam để lánh nạn cộng sản, ba mẹ tôi đạo Phật, Ba tôi làm việc cho chính phủ quốc gia và chống cộng rất mạnh, ông được giao cho trọng trách điều hành cuộc di tản vĩ đại này, vì có trọng trách điều hành cuộc di tản nên Ba tôi phải ở đến phút cuối mới cùng gia đình vào Nam trên chuyến bay chót của chương trình, do đó chúng tôi không phải trải qua sự cực khổ trong việc di tản trên các chuyến tàu há mồm chở dân tản cư. Lúc đó tôi còn rất bé nên không biết gì và cũng chẳng thắc mắc tại sao Ba Mẹ phải bỏ nhà cửa vườn tược rộng lớn để vào Nam ở nhờ căn nhà nhỏ bé vọn vẹn  4 thước vuông vức của bà dì cho ở tạm, căn nhà rất nhỏ  chỉ vỏn vẹn một phòng mà chứa 9 người trong gia đình chúng tôi. Rồi năm tháng trôi qua cuộc sống bình yên với những người miền Nam hiền hoà chất phát tôi đã được tiêm nhiệm vào người khí chất bình dị dễ thương của những người bạn chung quanh. Và tôi lập gia đình, ông xã tôi là sĩ quan Hải Quân sinh ra tại quận  Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Cuộc đời cứ tưởng sống trong sự bình yên, nhưng ai ngờ chiến tranh từ miền Bắc cộng sản tấn công vào miền Nam ồ ạt với ý đồ thôn tính miền Nam, và ông xã tôi là quân nhân, binh chủng Hải quân với lý tưởng góp một phần nhỏ nhoi  gìn giữ non sông thoát khỏi bàn tay đẫm máu của cộng sản, như những thanh niên khác. Nhưng lực bất tòng tâm, quân cộng sản được Tàu cộng và Nga cộng yểm trợ vũ khí trong khi miền Nam nước Mỹ ngưng viện trợ vì vậy yếu thế và chiến tranh tàn khốc khắp quê hương từ miền Trung, Đà Nẳng, Huế đã bắt đầu thất thủ vào những ngày tháng 3 và tháng 4 năm 1975.

Những ngày trong tháng 3 năm 1975, dân Sàigòn bắt đầu lo âu sợ hãi với những tin tức thua trận dồn dập đưa vể, và Sàigon đã tiếp nhận những người dân từ thôn quê, từ các tỉnh miền Trung vào lánh nạn, mọi người với nét lo âu hằn lên đôi mắt, khuôn mặt thiếu vắng nụ cười. Những tin tức chiến trận ở miền Trung Việt Nam,  ngày 23 tháng 3 thì Huế thất thủ, sau đó kéo theo Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Nha Trang, dân chúng lại càng lo lắng sợ hãi hơn. Vào thời điểm đó ông xã tôi là sĩ quan đệ tam đang trên chiến hạm 504 với nhiệm vụ di tản người dân chạy tị nạn cộng sản từ miền Trung  đến đảo Phú Quốc. Khi đó tôi chỉ mới trên 26 tuổi với hai đứa con trai còn rất nhỏ Nam Hải mới hơn 4 tuổi và Nam Hoàng chưa được 1 tuổi rưỡi. Sài gòn lúc bấy giờ rất hỗn loạn, vật giá mắc mỏ vì mọi nhà đều mua thực phẩm về dự trữ. Tôi khi đó cảm thấy bơ vơ và sợ hãi, chồng không có bên cạnh, nếu quân cộng vào đến Sàigòn chắc tôi bị chúng bắt đi cải tạo quá vì là người di cư năm 1954 ,(tin đồn là vậy).
 Tôi nhớ vào ngày 18 tháng 4 năm 1975, người Mỹ tại Sàigòn bắt đầu di tản, tôi càng sợ hãi hơn. Lúc bấy giờ tôi đang làm kế toán viên tại sở Tổng Cục Gia Cư, với tình thế sôi nổi vì chiến tranh, tôi không còn tâm chí để làm việc, đứng ngồi không yên, đến sở lúc 8 giờ sáng, văn phòng làm việc thông thường có 20 người làm việc tại phòng tài chánh, nhưng những ngày tháng hỗn loạn văn phòng chỉ có chừng 5, 7 anh chị đến làm việc và những người kia vắng mặt như tôi sau khi ghi danh là chuồn khỏi sở, đạp xe đến nhà những người quen của chồng để hỏi thăm tin tức về ông xã và tin tức chiến sự. Trong thời điểm đó tin loan truyền trong bộ Tư Lệnh Hải Quân là chiến hạm 504 di tản dân có cộng sản trà trộn trong dân di tản với ý định xúi dục dân di tản làm loạn và chúng đã ám sát ông xã tôi chết , những người bạn Hải Quân của ông xã tôi đều biết tin đó nhưng không một ai cho tôi hay vì sợ tôi suy sụp. 

Với chiếc xe đạp mini tôi đạp từ sở nằm trên đường Đoàn Thị Điểm gần ngã tư Hiền Vương đến đường Yên Đổ rẽ ra đường Hai-Bà-Trưng rồi đổ xuống Võ-Di-Nguy Phú-Nhận, tôi rẽ vào nhà Ba Mẹ ở cư xá Chu Mạnh Trinh, Ba tôi với gương mặt sợ hãi vừa thấy tôi bước vào cửa ông lên tiếng:

- Này con, có nghe tin gì về chồng con chưa, khi nào thì chồng con về Sàigòn?

Tôi thưa:

- Dạ, con không nghe tin gì hết, con đang rất lo lắng.

Ba tôi hối thúc:

- Con đi hỏi thăm tin tức từ các bạn của chồng con xem sao, theo tình hình thì giặc vào đến nơi rồi, gia đình mình không thể sống với tụi cộng sản đâu, nhất là Ba đã một thời khi còn ở ngoài Bắc Ba đã chống tụi nó và tên tuổi của ba tụi nó đã biết rồi, kỳ này nếu nó bắt được Ba chắc tụi nó xử ba quá, chúng nó tàn ác lắm.

Tôi vâng dạ rồi lại đạp xe đi đến các nhà bạn thân trong quân đội Hải-Quân của ông xã nhờ giúp đỡ. Người đầu tiên tôi nghĩ đến là Đại Úy  Huệ, người cùng binh chủng và cùng thời làm việc trong bộ tư lệnh Hải Quân, đó là một người bạn rất thân, tôi và vợ anh ấy coi nhau như chị em, chúng tôi thường đến nhà nhau vào dịp cuối tuần ăn uống  khi thì nhà tôi khi thì nhà anh Huệ. Tôi đạp xe vòng qua đường Chi-Lăng đến chợ Bà-Chiểu rẽ vào con đường hẻm bên hông chợ đến nhà anh chị. Lần ghé này chỉ mình tôi và tôi được anh tiếp đón với thái độ xua đuổi, mặt nhăn nhó  nói: 

- Chị Hạnh, tôi không bằng lòng chị đến nhà tôi làm vợ tôi lo lắng!

Tôi chưa kịp bước vào nhà mà chỉ mới dựng chiếc xe đạp trước cửa thì anh đã hiện ra đứng trước cửa khuôn mặt nhăn nhó và nói với tôi những lời như vậy. (Câu nói của người xưa "khi hoạn nạn mới biết ai thân tình" đã đúng với tôi trong giờ phút này).

Tôi tủi thân nghẹn ngào nuốt nước mắt và quay xe trở ra đầu ngõ, vừa đạp xe nước mắt tôi rơi làm nhòe mắt, tôi phải dừng xe lại lấy sự điềm tỉnh mươi phút rồi mới tiếp tục đạp xe đi. Tôi đến nhà Trung Úy Trang người bạn làm chung tại bộ Tư Lệnh Hải-Quân với chồng tôi năm ngoái, anh tiếp tôi trong tình thân thương và ái ngại, anh tận tình hướng dẫn, anh cho biết Đại Tá Thiện có nhiệm vụ di tản gia đình binh sĩ khi có lệnh di tản, anh chỉ đường tôi đến nhà Đại Tá Thiện để nhờ giúp đỡ và lúc tiễn tôi ra cửa anh đưa  tôi  xấp tiền $35,000 (trị giá một tháng lương cấp đại uý thời bấy giờ)  nói :

- Chị Hạnh, chị hãy cầm số tiền $35,000 để xoay sở trong lúc không có anh Hòa ở nhà.

Tôi từ chối không nhận:

- Oh! Tôi cám ơn nghĩa cử tốt của anh, nhưng tôi không dám nhận đâu vì tôi vẫn còn tiền. 

- Chị cứ đến nhà Đại Tá Thiện để nhờ giúp đỡ, hiện Đại Tá đang ở Sàigòn để lo việc tiếp vận thực phẩm cho đồng bào di tản ở Phú Quốc.

Tôi từ giả ra về và tiếp tục đạp xe đến nhà Đại Tá Thiện, Đại Tá Thiện lúc bấy giờ là Tư Lệnh Hải-Quân Vùng 4 Duyên Hải. Đứng trước cửa nhà kín cổng với bờ tường cao bên ngoài nhìn không thấy gì trong sân, 2 người lính gác cửa thấy tôi các anh chào thân thiện và hỏi

- Cô cần giúp đỡ gì? 

Tôi nói:

- Nhờ các anh vào nói với Đại Tá là có tôi là vợ của Đại Uý Hoà xin vào gặp.

Một người lính đi vào bên trong một lát trở ra mở rộng cửa rồi dẫn tôi vào bên trong. 

Gặp ông lần đầu tiên trong tôi có sự e dè, nhưng Đại Tá lại rất thân thiện tiếp tôi ân cần mặc dù chưa một lần gặp mặt tôi lần nào, ông hỏi:

- Tôi có thể  giúp gì cho cô? 

Tôi trình bày:

- Dạ, thưa Đại Tá,  ông xã tôi là Đại Úy Hòa đang trên chiến hạm ở miền Trung với nhiệm vụ di tản dân về đảo Phú Quốc, và tôi thì không quen biết ai để nhờ giúp đỡ nên mạo muội đến tìm Đại Tá xin nhờ giúp gìùm.

Đại Tá  vui vẻ trò chuyện và sau cùng ông nói tôi về nhà ghi tên tuổi những người trong gia đình rồi đưa cho Trung Uý Trang, ông sẽ chỉ thị cho người này hướng dẫn tôi và gia đình khi có lệnh di tản. Tôi cám ơn Đại Tá và về. 

Trong tâm tôi vô cùng cảm kích tấm thân tình của hai người đó là; Trung Úy Trang và Đại Tá Thiện, với hoàn cảnh của một người chinh phụ, một người đàn bà trẻ với 2 đứa con nhỏ dại, chồng thì đang hải hành mù mịt vì tình hình chiến sự sôi động nên không có một tin tức gì về anh từ ngày anh trình nhiệm sở nơi chiến hạm 504  đã gần nửa năm rồi. Tôi đạp xe mà lòng như muốn khóc, khóc vì nhớ anh, khóc vì sợ hãi độ chiến tranh đang tiến vào miền Nam như vũ bão, khóc vì sự tuyệt vọng đang oằn lên tâm tôi.

Tôi đạp xe về nhà ba mẹ để dặn dò mọi người chuẩn bị mỗi người một túi xách trong đó để vài bộ  quần áo. Sau đó tôi ghé nhà mẹ chồng ở Tân Định và cũng dặn dò mọi người chuẩn bị quần áo, tôi sẽ lo danh sách để mọi người cùng đi khi có lệnh di tản. Sau khi dặn dò mọi người xong tôi đạp xe về nhà vợ chồng chúng tôi ở trong trại gia binh Hải-Quân, trại Cửu-Long. Ngày hôm sau vợ chồng cô em gái chồng tôi đã đến nhà tôi trong trại Cửu-Long đưa tôi danh sách gia đình cô và bên chồng tổng cộng trên 20 người, tôi nói phải dọn vào trại với gia đình tôi thì khi đi mới đi tất cả được chứ mỗi người một nơi thì không thể đi được. Cô nói gia đình bên chồng không thể đi như vậy được vì mẹ chồng và anh rể cô có gian hàng bán ở chợ Tân-Định không thể đóng cửa bỏ đi như vậy được, tôi nói vậy đành chịu.

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu từ chức. Khi đó chiến hạm 504 do hạm trưởng trung tá  Phú (Phú thuốc lào) và ông xã tôi là sĩ quan đệ tam trên chiếc tàu đang trên đường đưa người dân di tản vớt được trên biển và chuyển họ đến đảo Phú Quốc. Nghe tin Tổng Thống Thiệu từ chức trung tá Phú đã họp các sĩ quan trên tàu và đưa hình ảnh gia đình của ông sống ở miền Bắc được gửi cho ông bằng cách nào không ai biết, ông cho các sĩ quan trên tàu coi, ông nói mẹ và người anh cùng các cháu của ông sống ngoài Bắc rất tốt, rất khỏe mạnh, béo tròn. Rồi ông nói "người ta sống được thì mình cũng sống được, không phải đi đâu hết." Nghe lời nói đó ông xã tôi cảm nhận được là hạm trưởng Phú sẽ không di tản và muốn mọi người cùng ở lại với ông. (ghi theo lời kể về tình hình lúc bấy giờ của ông xã). 

Trong khi đó, tôi nhớ cũng khoảng ngày đó tôi có ghé nhà của ông hạm trưởng Phú ở trong cùng trại gia binh với chúng tôi, khi bước vào nhà ngay tại phòng khách tôi gặp bà vợ ông Phú đang ngồi nói chuyện với 2, 3 người phụ nữ, có vẻ như là người nhà của bà Phú, chung quanh thì các túi xách cá nhân để chồng chất lên nhau trông giống như họ đang chuẩn bị để di tản, tôi nói chuyện dăm ba câu bà cho biết bà đã chuẩn bị di tản xong rồi bây giờ chỉ chờ ông Phú về, và bà rủ tôi cùng đi chung.

Đến ngày 26 tháng 4 năm 1975  khoản 10 giờ sáng thì ông xã tôi về tới nhà, vừa thấy anh mấy mẹ con cùng oà khóc, khóc vì mừng là từ hôm nay có anh là trụ cột gia đình ở cạnh. Mấy người bạn Hải-Quân nghe tin Ông xã về đã kéo đến thăm, khi đó mọi người mới kể tôi nghe là tin  tàu anh bị cộng sản len lỏi trong dân di tản xúi dân làm loạn rồi ám sát anh chết loan truyền trong bộ Tư Lệnh Hải-Quân cả 2 tuần lễ, họ không dám báo tin cho tôi vì biết tôi sẽ suy sụp, bây giờ anh đã về bình an thì mọi người hết sức hoan hỉ.

Đến trưa những người bạn ra về, anh vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân trình diện. Anh vào Bộ Tư Lệnh và trình diện Đô Đốc Diệp Quang Thủy là Tham Mưu Trưởng Hải-Quân. Anh báo cáo tình hình chuyến di tản dân từ miền Trung đến đảo Phú Quốc, và nhân dịp này anh cũng báo cáo tình trạng trung tá hạm trưởng Nguyễn Hữu Phú có ý tưởng thân cộng sản. Khi đó Đô Đốc Thủy chỉ thị phòng nhân viên xem hồ sơ lý lịch của ông Phú thì mới biết ông Phú không phải là người Bắc di cư năm 1954 mà ông đi máy bay vào Nam trước năm 1952, học trường Chu Văn An, sau đó gia nhập trường sĩ quan Đà Lạt, sau lại đổi qua trường sĩ quan Hải Quân.

Ngày 28 tháng 4 năm 1975  tôi  nhờ chú tài xế chở về Phú Nhuận đón gia đình vào lánh nạn ở nhà chúng tôi. Còn gia đình bên ông xã tôi thì sau giờ tan sở ông sẽ ghé về đón đi.

Gia đình Ba Mẹ tôi vì ở gần phi trường Tân-Sơn-Nhất, mấy ngày trong cuối tháng Tư cộng sản nằm vùng hàng đêm đã bắn đạn pháo vào phi trường Tân-Sơn-Nhất hàng, Ba Mẹ và các em tôi đã quá sợ hãi nên những gì tôi dặn mọi người đều chuẩn bị xong xuôi . Khi tôi vào nhà thì được biết hai cô em gái Lan  và Tú  đã xách túi xách lên nhà thông gia là  cựu cố đại tá không quân Nguyễn Thanh Lịch người lái chiếc máy bay của hãng Hàng Không Việt Nam bị chết trong vụ  không tặc cộng sản cho nổ máy bay khi ông đang làm phi cơ trưởng, chiếc máy bay  gồm tất cả 75 người, 69 hành khách (đa số là sinh viên và thường dân) và 8 nhân viên phi hành đoàn đã thiệt mạng, không một ai sống sót, vụ không tặc này đã làm sôi động lòng dân trong tháng 9 năm 1974.

 Nhà chỉ còn Ba Mẹ và hai người em trai Ánh và Đức  và một cô em gái tên Thảo, trong lúc mọi người đang định xách hành lý ra xe thì đúng lúc Lan và Tú trở về với túi xách trên tay, Mẹ tôi hỏi:

- Tại sao hai con không đi theo họ mà lại trở về?

Thì Lan và Tú nói:

- Dạ, phi trường bị pháo kích đêm qua làm hư hại rất nhiều máy bay và giờ họ đã rời những chiếc máy bay còn lại đến nơi khác rồi, do đó gia đình thông gia không đi được nên tụi con phải  hai cô phải trở về.

Cả nhà đều mừng là hai cô trở về đúng lúc chứ nếu về nhà mà không thấy ai chắc khóc quá. Mọi người sẵn sàng, tôi và Ba Mẹ cùng ba cô em gái đi xe jeep, hai cậu em trai Ánh và Đức  thì lái xe gắn máy chạy theo. 

Riêng gia đình anh, thì chiều sau khi rời bộ Tư Lệnh anh ghé về nhà đón mẹ anh và cô em gái chị gái thì gia đình từ chối không đi, mẹ anh nói người ta sống được thì mình sống được, và nhất là đi rồi biết đi về đâu và sống như thế nào. 

Khi về tới nhà tôi mới biết gia đình anh từ chối không đi thì lúc đó Sàigòn đã ban lệnh thiết quân luật, những ai không phận sự thì không được ra đường, nên tôi đành chịu không trở lại Tân-Định để thuyết phúc mẹ anh và em gái chị gái anh được nữa.

Đêm 28 tháng 4 năm 1975, cộng quân bắn đạn pháo kích liên hồi và hầu như  nhiều mục tiêu trong thủ đô Sàigòn trúng đạn, mặt đất rung chuyển, tôi đứng trong sân nhà nhìn thấy lửa cháy sáng ngút trời. Hai đứa con tôi được bà ngoại cho nằm dưới gầm giường với hi vọng chiếc giường mỏng manh này có thể che chắn thân thể bé nhỏ của các cháu. 

Đến ngày 29 tháng 4 năm 1975. Ông xã tôi lái xe vào bộ Tư Lệnh Hải Quân Khoảng 4 giờ tôi đạp xe đạp đi lòng vòng trong trại gia binh, ghé vào nhà trung tá Nguyễn Tuấn Khanh là anh họ của tôi thì biết anh và người cha cùng với các em anh đã chạy qua Hải Quân Công Xưởng để lên tàu đi rồi,vợ con anh thì đi qua Mỹ từ tuần trước,  nhà chỉ có người mẹ và một cô em gái ở lại để lo tang lễ cho người em rể của anh vừa mất ngày hôm qua trên đường đi Hốc Môn về đơn vị của anh đang trấn thủ, anh bị trúng miển đạn pháo kích của quân giặc cộng mà chết. Anh chết đi để lại người vợ trẻ và đứa con trai 6 tháng tuổi. Tôi chia buồn với bác rồi quay về nhà, trên đường đạp xe về tôi thấy rất đông người lũ lượt đi bộ dìu dắt nhau qua chiếu cầu Avalanche  nối liền trại gia binh Cửu-Long với Hải-Quân Công Xưởng, tôi dừng xe lại hỏi thăm thì họ cho biết họ chạy, bên kia cầu có rất nhiều tàu Hải Quân sẽ chở gia đình họ di tản. 

Tôi vội vã đạp xe về nhà báo tin cho Ba Mẹ tôi biết, mọi người trong gia đình tôi bấn loạn vì giờ này đã 6 giờ chiều rồi người đi vẫn còn nối nhau đi lặng lẽ trên con đường dẫn qua bến cảng  mà ông xã tôi vẫn chưa về để đưa gia đình đi, một lúc sau ông xã tôi gọi điện thoại về dặn tôi ở yên đó không được đi đâu vì đi sẽ bị thất lạc, anh  là sĩ quan đệ tam của tàu 504,  chiếc tàu chở người dân di tản từ miền Trung về Phú Quốc nên anh biết rất là cực khổ đói khát vì người đông mà thực phẩm nước uống thì thiếu, rồi bịnh hoạn không có thuốc mem. Anh nói sẽ trở về đón gia đình đi, bây giờ anh vẫn còn đang là sĩ quan trực trên tàu.

Đến 8 giờ quân cộng sản pháo kích liên tiếp vào Sàigòn một cách ác liệt, lửa cháy các khu bị đạn pháo rớt vào đỏ hừng khắp nơi, trên trời thì máy bay ì ầm bay liên tục, hết chiếc này bay ngang lại chiếc khác bay tới, nghĩa là âm thanh máy bay hoà cùng tiếng đạn pháo kích khủng bố tinh thần dân chúng suốt đêm 29 tháng 4 năm  1975, thật là một đêm hãi hùng tôi không thể nào quên trong đời.
Đến 9 giờ, rồi 10 giờ đêm tiếng đạn pháo vẫn  rít trên bầu trời, cộng thêm tiếng máy bay vần vũ trên không trung mỗi lúc càng mãnh liệt mà ông xã tôi vẫn chưa về, mọi người trong gia đình im lặng trong sợ hãi, thất vọng tưởng rằng bị ở lại với quân cộng sản. Các em tôi, Thảo, Lan, Tú, Ánh, Đức mỗi người ngồi một góc cặp mắt đăm chiêu với tay nải hành trang bên cạnh, Mẹ tôi thì thắp nhang ngồi trước bàn thờ Phật, hai đứa con trai tôi nằm ngủ bên cạnh bà ngoại,

Ba tôi gọi tôi:

- Con đem tất cả hình ảnh của Hòa để Ba đem ra để đốt hết, cộng sản vào mà thấy những tấm hình ảnh chồng con mặc quân phục thì hết đường chối cãi.

Tôi vâng lời và vào tủ đem hết hình ra đưa Ba. Nhìn cảnh Ba ngồi đốt những tấm hình ánh lửa chiếu lên khuôn mặt đăm chiêu lo lắng của Ba mà lòng tôi thêm tan nát lụi tàn theo như những tấm hình đang cháy rụi kia.

Đến 11 giờ anh mới về nhà, mọi người mừng rỡ, anh hối mọi người đi gấp vì có một chiếc tàu nhỏ thuộc loại PBR (Patrol Boat River ) mượn của trung tá Hà-Hiếu-Diệp đang chờ bên bờ sông cầu E để chở mọi người ra tàu lớn ở bến Hải-Quân Công Xưởng. Trước khi rời nhà anh vào phòng mở tủ lấy hết số tiền còn lại trong tủ để vào túi áo giáp rồi khóa cửa đưa chìa khóa cho tôi đem qua nhà một người hạ sĩ quan con đông mà tôi hàng tháng thường giúp gạo và tiền:

- Chị ơi! chúng tôi bây giờ sẽ đi, nhờ chị giữ giùm chìa khoá, nếu hai ngày chúng tôi không về thì chị được lấy hết đồ đạc trong nhà.  

Chị vợ viên hạ sĩ quan:

- Cám ơn bà, chúc bà và gia đình đi được bình an!

Chúng tôi bắt đầu đi theo sự hướng dẫn của ông xã.Từ nhà tôi đi đến bờ sông phải đi qua Thủy Xưởng Miền Đông là một trại sửa tàu bè của Hải-Quân. Chúng tôi đi trong đêm tối nhưng trời không tối, vì lửa đạn quân thù soi sáng bước chân chúng tôi, hai đứa con nhỏ  được hai người em trai tôi là Ánh thì cõng bé Hải, Đức cõng bé  Hoàng, anh thì dìu Ba tôi và tôi dìu Mẹ. Đạn pháo  của cộng quân vẫn tiếp tục rít trên bầu trời, mỗi khi đạn trúng một mục tiêu nào thì tiếng nổ rất lớn và mặt đất rung chuyển, Mẹ tôi chân ríu lại không bước nổi, tôi và  cô em mỗi người một bên dìu Mẹ và chúng tôi bước đi thật mau. 

Khi đến cổng trại Thủy Xưởng Miền Đông ngay lúc đó một chiếc xe jeep và một chiếc xe GMC chở rất đông lính Hải-Quân vừa từ phía trong  trại ra tới, những người lính nhảy xuống khỏi xe tay lăm lăm khẩu xúng, và một người sĩ quan từ trên xe jeep bước xuống,  tôi sợ quá ríu lại tưởng đâu họ bắt mình, nhưng ông xã tôi nhận ra đó là Đại Tá Kinh Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Tuần Giang cùng làm việc trong bộ Tư Lệnh lúc trước, anh đứng nghiêm chào theo kiểu nhà binh, anh nói:

- Thưa Đại Tá, chúng tôi là một gia đình gồm Ba Mẹ và vợ con và các em muốn đi qua xưởng để đến cầu E bên bờ sông nơi có chiếc tàu nhỏ đang đợi, mong Đại Tá cho chúng tôi đi qua.

 Đại Tá chào lại theo kiểu nhà binh xong rồi bắt tay nói:

- Chúc gia đình Đại Uý đi thượng lộ bình an.

Rồi  Đại Tá quay qua nói với các anh lính Hải Quân:

- Ai muốn đi thì cho đi,còn ai ở lại thì ở trong vị trí phòng thủ không được lơ là. 

Chúng tôi bước đi mà trong lòng cảm kích tấm lòng nhân ái và yêu nước vĩ đại của Đại Tá Kinh Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Tuần Giang và các anh lính Hải-Quân ở lại với lý tưởng giữ nước.

Ra đến bờ sông, tại cầu E, thật là may, hai anh lính Hải-Quân vẫn còn neo tàu chờ chúng tôi, thật là cảm động và cảm kích vô cùng, đến giờ phút biết là bại trận đến nơi rồi, giờ phút hỗn loạn mà vẫn có nhũng tấm lòng trung thực, tôi với tấm lòng biết ơn chỉ biết cầu nguyện trời Phật phù hộ cho những ai quyết định ở lại không ra đi được một cuộc sống bình an dưới chế độ khát máu của cộng sản. 

Khi chiếc PBR chạy sắp cặp vào tàu lớn của Trung Tá Hà-Hiếu-Diệp, ông xã tôi moi trong túi áo giáp một xấp tiền, đó là số tiền cuối cùng chúng tôi còn lại, vì tiền có bao nhiêu đã ký gửi trong nhà băng không kịp rút ra, tiền đóng 3 bát hụi chưa hốt cũng bỏ lại, những mảnh ruộng chúng tôi bỏ tiền ra mua để đầu tư cũng bỏ lại để chạy lấy thân, bây giờ "tay trắng lại hoàn trắng tay", anh đưa số tiền còn lại đó cho hai người lính thủy và anh cũng cởi chiếc áo giáp trên mình trao cho một trong hai người, rồi vỗ vai hai người nói lời cám ơn và chúc hai người ở lại được bình an.

Chiếc PBR chạy chừng mươi phút thì cập vào một chiếc tàu dòng lớn của Trung Tá Hà-Hiếu-Diệp Chỉ Huy Trưởng Ty Quân Cảng. Chúng tôi bước qua chiếc tàu đó và được hướng dẫn để lên một cầu thang, trên cùng cầu thang này cao ngang với chiếc tàu 502 được bắt qua bằng một tấm ván để chúng tôi từ chiếc tàu của Trung Tá Diệp bước qua tàu 502 dễ dàng. Tôi nhớ khi lên tàu của Trung Tá Diệp tôi gặp con gái lớn của Trung Tá, khi đó cô bé chừng khoảng 15 hay 16 tuổi rất đẹp, cô chào tôi, tôi hỏi:

- Con và em con có đi không?

Thì cô trả lời:

- Dạ con và em con sẽ đi cùng với Ba của con, con chúc gia đình cô đi thượng lộ bình an.

Tôi cám ơn rồi bước qua tấm ván để qua bên tàu 502.

Về sau tôi được biết vì một lý do gì đó mà Trung Tá Diệp không đi và bị đi cải tạo rồi chết nơi rừng thiêng nước độc.

Khi chúng tôi qua được chiếc tàu 502 tôi thấy quá chừng người là người, đông nghẹt, chật cứng, lúc đó trên tàu số người di tản ước chừng đã lên đến con số hơn 4.000 người và dường như mọi người ngồi khắp nơi trên tàu. Với kinh nghiệm di tản người dân ven biển chạy loạn nên ông xã tôi khuyên không nên xuống hầm tàu vì nơi đó không khí ngột ngạt, và anh dẫn chúng tôi kiếm  một chỗ trên hành lang tàu chỉ vừa đủ 12 người chúng tôi ngồi sát bên nhau, nghĩa là mọi người chỉ đủ chỗ để ngồi chứ không đủ chỗ nằm. Chiếc tàu 502 đang trong thời gian đại kỳ (thời kỳ sửa chữa toàn diện) nên máy móc trước đó đã được tháo ra để tu chỉnh, bây giờ phải xử dụng nên hạm trưởng chiếc 502 nhờ  những người biết máy móc  cùng nhau ráp máy lại để chuẩn bị cho tàu chạy. 

Khi mọi người yên chỗ rồi Ba tôi hỏi ông xã tôi lý do vì sao lại về nhà đón gia đình trễ vậy? Ông xã tôi lúc đó mới kể sự hỗn loạn xảy ra khi chiều. Hạm trưởng 504 là Trung Tá Phú (Phú thuốc lào) chiếc tàu anh làm việc đã giữ tàu lại không đi (được biết ông đã đem cả gia đình vợ con ra khỏi trại gia binh để ở lại VN), không những không đi mà ông hạm trưởng còn tìm cách ngăn cản tàu khác không đi được bằng cách ông cho đậu tàu ở vị trí ngoài bên trong chiếc tàu 504 còn một chiếc nữa đầy kín người dân đang chuẩn bị rời bến nhưng không di chuyển được vì bị chiếc 504 chặn lại. Người hạm trưởng chiếc trong vô cùng tức giận đòi bắn bể đầu Phú thuốc lào, bị hăm doạ bắn nên ông ta đã phải di rời chiếc 504 ra để chiếc bên trong đi. Lúc đó Phú thuốc lào ra lệnh tất cả thủy thủ đoàn chiếc 504 không được rời tàu cho nên ông xã tôi bị kẹt cho mãi đến 11 giờ đêm ông xã tôi quyết định kêu hai người thủy thủ của tàu hạ chiếc tàu nhỏ xuống và chở ông xã tôi đến ty quân cảng, khi đến ty quân cảng ông xã tôi nhờ Trung Tá Hà-Hiếu-Diệp cho mượn chiếc PBR (Patrol Boot River là một loại tàu chạy kiểm soát trên sông) để về nhà đón gia đình vợ con, Trung Tá Diệp rất sẵn lòng giúp đỡ, cũng nhờ sự giúp đỡ của Trung Tá Diệp  mà  gia đình chúng tôi đi thoát.

Đến 2:30 giờ tàu bắt đầu từ từ rời khỏi bến, con tàu đi trong đêm tối nhưng bầu trời  vẫn sáng hừng ánh lửa cháy và tiếng đạn pháo kích vẫn rít trên không cùng với tiếng máy bay di tản của binh chủng không quân và máy bay di tản người của Mỹ, một bầu trời của chiến tranh tàn khốc không thể nào tả hết được cảnh hoang tàn chết chóc đang diễn ra ngay nơi thủ đô miền Nam thân yêu của tôi.

Hầu như tất cả mọi người trên tàu đều không ngủ nhìn con tàu đang lừ đừ trôi trên sông (vì tàu chỉ có một máy làm việc) với cảnh tan thương của đất nước mà rưng lệ, hai bên bờ sông bị đạn pháo cháy rực cả khung trời, sau Khánh Hội thì đến Nhà Bè bị lửa cháy sáng hựt cả một bầu trời.

Sáng 30 tháng 4 năm 1975  tàu đang lừ đừ tiến ra cửa biển Vũng Tàu, biển yên lặng không còn nghe tiếng đạn pháo của quân giặc, một không khí bình yên lạ thường, đến 9 giờ thì nghe đài VOA từ máy radio của người di tản nói Tướng Dương Văn Minh đầu hàng, lòng mọi người chùng xuống đau khổ:

-  Thôi rồi, không ngờ ra đi là lần cuối cùng vĩnh biệt SàiGòn không hẹn ngày trở về. Lòng mênh mang buồn, phó mặc cho ông trời và thầm cầu nguyện cho những người ở lại được bình yên. 

Trên đường vận chuyển ra cửa biển tàu đã vớt thêm được một số dân di tản từ những tàu nhỏ và những trực thăng chở gia đình của sĩ quan không quân bay đến xin đáp xuống, trên tàu mọi người vạt qua hai bên để chừa chỗ trống cho trực thăng đáp xuống, sau khi mọi người trên trực thăng xuống hết thì hàng trăm thanh niên được huy động để đẩy chiếc trực thăng xuống biển chừa chỗ trống cho chiếc trực thăng thứ hai đang bay vòng vòng trên không chờ lệnh cho xuống, sau khi chiếc trực thăng thứ hai đáp xuống và mọi người đã xuống hết thì cũng hàng trăm thanh niêm hợp sức đẩy chiếc thứ hai xuống để chiếc khác đến. Chừng 1:00 giờ  có thêm một chiếc máy bay cessna L.19 chở hai anh em, người em là hạ sĩ quan Không Quân và người anh là Trung Úy Không Quân là người lái chiếc máy bay đó, vì là loại máy bay trinh sát khi đáp xuống cần có đường phi đạo dài khác với trực thăng đáp thẳng xuống được mà boong tàu 502 không đủ chiều dài  cho đáp xuống nên bộ chỉ huy trên tàu yêu cầu người em nhảy xuống biển trước sau đó người anh nhảy xuống và để máy bay tự rơi xuống biển, một tai nạn thương tâm đã xảy ra khi người em nhảy xuống thì máy bay người anh bay sát mặt biển nên nhảy xuống an toàn và được người nhái chờ sẵn vớt lên, còn người anh vì máy bay còn bay cao xa mặt biển nên khi nhảy ra ngực đập xuống mặt biển bị ngất đi và mất dạng, người nhái cố sức mò kiếm nhưng không vớt được.

Tuy đó là một tai nạn duy nhất xảy ra mà tôi đã chứng kiến suốt cuộc hành trình, vẫn biết còn nhiều chuyện thương tâm khác xảy ra trong bối cảnh nào đó của cuộc trốn chạy mà tôi không được chứng kiến, nhưng nó cũng làm tâm tư tôi xao xuyến nghẹn ngào khi nghĩ tới quá trình tôi chạy đôn chạy đáo khắp Sài Gòn, Gia Định tìm đến những người quen biết của chồng và dẹp bỏ mọi tự ái để van nài xin sự giúp đỡ và những người cược cả tính mạng mình không biết sống chết ra sao để đi tìm tự do.
Hai đứa con tôi đến hơn 2 giờ sáng mới được ngủ và ngủ rất say, đến hơn 10 giờ sáng 2 đứa thức dậy, đứa lớn  chỉ vào bụng và gọi tôi: 

- Mẹ ơi, con đói bụng

Đứa nhỏ bắt chước anh, tuy nói chưa sõi cũng chỉ vào bụng nói: Con đói bụng

Tới chừng đó tôi mới chực nghĩ ra: "Chết rồi! lo chạy mà không lo đem theo lương thực, bây giờ con đói bụng biết lấy gì cho chúng ăn đây?

Tôi quay qua hỏi mẹ tôi: Mẹ có mang theo lương thực để ăn dọc đường không?

Mẹ tôi lắc đầu, tôi nhìn các em, mấy đứa đều ngẩn ngơ rồi lắc đầu. Đúng là không có kinh nghiệm chạy loạn, ông xã thì có kinh nghiệm khi chở người di tản từ miền Trung vào nhưng vì khi về tới Sàigòn ông chạy tơi tả từ bộ Tư Lệnh Hải Quân rồi đến tàu 504 để xắp xếp công việc nên cũng quên nhắc tôi mang theo lương thực khô để ăn dọc đường.

Ông xã tôi nói: "Để anh vào trong cabin xem có thể xin được cái gì cho con ăn không"

Anh đi một lát trở lại với 2 ca sữa trên tay và một hộp sữa bột kẹp vào nách. Anh nói:

- May quá, anh gặp bác sĩ Đỗ Thức Diêu đang trực trong ca bin bệnh xá, trước kia là phòng ăn của cấp sĩ quan bây giờ dùng làm bệnh xá để lo cho dân di tản, tất cá có khoảng 15 bác sĩ để lo cho toàn tàu. Bác sĩ Đỗ Thức Diêu là bạn của anh, anh ấy là dân biểu Rạch Giá. Anh ấy cho hộp sữa bột đây.

Hai đứa con tôi đang đói bụng nên uống hết hai ca sữa.

Anh nói tiếp: Bây giờ đến người lớn, để anh đi tiếp xem xin được cái gì. 

Lần này anh đi rất lâu đến gần 1 giờ anh mới trở lại trên tay cầm 6 nắm cơm nắm, anh mời Ba Mẹ tôi rồi tiếp đến anh đưa cho tôi và các em tôi.

Tôi hỏi: Còn phần anh đâu? và cơm nắm anh xin của ai mà ngon thế?

Anh cười và nói:

- Anh ăn rồi, lần đầu tiên anh biết nấu cơm, vì em đấy?

Tôi đang ngẩn ngơ không hiểu ý anh là gì.

Anh nói tiếp

- Đi chạy loạn không dễ gì ai nhường thức ăn cho mình đâu, mà anh nhớ câu các cụ nói "Muốn ăn thì lăn vào bếp" thế là anh vào nhà bếp xung phong làm một chân nấu cơm cho cả tàu hơn 4.000 người đấy. Nhà bếp có một toán người nhái có nhiệm vụ canh nhà bếp và nấu cơm bây giờ có thêm anh nữa là "một toán lẻ một người!!!" 

Thế là nỗi lo lắng về thực phẩm và sữa cũng như nước trong tôi được giải tỏa.

Tàu vẫn tiếp tục đi, lúc này thì chiếc 502  được bộ Tư Lệnh điều hành cuộc di tản cho lệnh chiếc HQ 16 tiếp sức kéo nên cũng chạy khá hơn.  Chúng tôi không biết mình sẽ theo con tàu này đi đến đâu về đâu. Đến 6 giờ thì tàu đã ra khỏi ngoài khơi Vũng Tàu, nhìn chung quanh chỉ thấy nước là nước không còn nhìn thấy bờ nữa nhưng đằng trước mặt dường như có cái gì chắn ngang, mọi người đứng lên và cố nhìn cho kỹ để xem là gì, rồi từ từ trời hơi xẫm tối những vật chắn trước mặt có ánh đèn thì ra đó là Đệ Thất Hạm Đội Mỹ đã giăng hàng ngang ngoài biển để chờ những chiếc tàu hải quân của VNCH di tản người dân. Lúc này tôi vẫn chưa biết mình sẽ đi đâu, ông xã tôi nói theo tin tức anh biết được thì đó là những chiếc tàu Đệ Thất Hạm Đội hộ tống chúng ta trong suốt cuộc hành trình từ đây đến Philippines.

Lúc này chuyến di tản được điều hành bởi Đô Đốc Chung Tấn Cang, lúc đầu các chiến hạm được lệnh di chuyển theo đội hình hai hàng dọc cách khoản đều nhau.

Từ đó chúng tôi yên tâm hơn trên lộ trình biển, mỗi ngày thực phẩm gồm gạo, nước và sữa được chuyển từ các chiến hạm Mỹ đến các tàu Hải Quân VNCH. Đặc biệt các thủy thủ Hải Quân Mỹ thuộc hải đội Ong Biển (Sea Bee) đã cung cấp vật dụng và nhân lực để làm thêm những nhà cầu lộ thiên ở cuối tàu trong việc giúp dân tản.

Một điều cho đến bây giờ tôi vẫn còn tin có là có sự hộ trì của Trời Phật và Chư Thiên đã làm cho gió yên sóng lặng, không mưa không nắng gắt cho nên những người di tản trên các chiến hạm HQVNCH được bình an, không ai bịnh. 

Ngày 7 tháng 5 năm 1975 thì đoàn tàu chở người di tản đến ngoài cửa vịnh Subic bay. Chính phủ Philippines yêu cầu đoàn tàu hạ quốc kỳ VN và treo cờ Hoa Kỳ.  Buổi lễ hạ quốc kỳ VNCH tất cả quân nhân các cấp đã diễn ra rất cảm động, suốt một cuộc hành trình hơn 7 ngày ai nấy đều mệt mỏi bơ phờ đến giờ hạ quốc kỳ mọi người trên tàu 502 đều cùng cất tiếng ca bài quốc ca để tiễn biệt quốc kỳ lần cuối, giọng ca nghẹn ngào có lẫn nước mắt để tiễn biệt quê hương mà ngày về lúc đó tưởng chừng vô vọng, tiếng ca oai hùng dường như nhắc nhở mọi người hãy ráng kiên nhẫn và sống đẹp, sống tốt để một ngày đẹp trời mình cùng nhau trở về xây dựng lại một VNCH hùng mạnh do sức của con rồng cháu tiên. Sau đó các súng ống, đại bác trên tàu có lệnh phải tháo ra và liệng xuống biển. 

 Viết đến đây tôi liên tưởng tới cuộc di tản vĩ đại của hoàng gia họ Lý khi bị  nhà Trần đọat ngôi cách đây 793 năm, vào năm 1225 vua Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh với sự nắm quyền của Trần Thủ Độ đã giết hại nhiều người trong hoàng gia nhà Lý. Khi đó Thủy Sư Đô Đốc nhà Lý nửa đêm đã điều hành một cuộc di tản vĩ đại chở những người trong hoàng gia họ Lý đi lánh nạn bằng thuyền trực chỉ đến bán đảo Triều Tiên. 

Phải chăng lịch sử đã tái diễn, tương tự, lúc 7:00 giờ tối  ngày 29 tháng 4 năm 1975 khi biết sẽ có sự triệt thoái của vị Tổng Thống cuối cùng của VNCH là Dương Văn Minh thì Đô Đốc Chung Tấn Cang đã điều hành cuộc di tản vĩ đại người dân trên các chiến hạm ra khỏi Sài Gòn để tránh sự tàn sát khi cộng sản tấn công vào. 

Và tôi cùng các người dân di tản trên những chiếc tàu này trong những ngày lênh đênh trên biển cũng  đã từng một thời cùng di tản trên những chiếc thuyền đó thời nhà Lý? và bây giờ tái sanh trở lại và lịch sử lại tái diễn. Nghĩ đến đây tôi nghẹn ngào xúc động khi nghĩ đến 2 thảm kịch này, tôi khóc cho quê hương chinh chiến điêu tàn đổ lên người dân Việt Nam.

Minh Hạnh.
Baton Rouge, ngày 3 tháng 10, 2018

The April 30, 1975 Evacuation. Unfolding Just Now

Author: Minh Hạnh

Translated from the Việt by Thủy Tú

Written by the encouragement of friends, brothers and sisters, and my husband, former Navy Captain, Officer Training class 18th of Nha Trang Naval Academy, first assignment was on Yard Oil Gasoline - YOG - HQ - 473.. second assignment was on Patrol Craft Escort HQ-10 (HQ-10 Nhật Tảo, third assignment was at the Navy Headquarter, and 4th assignment was on Landing Ship, Tank HQ-504, who encouraged me the most.
Minh Hạnh.
October 10, 2018.


I remember the 1954 emigration, following my mother and father from the North to the South Vietnam to flee the communists, my parents were Buddhist, my father worked for the national government and was a strong anti-communist, he was assigned responsibility for operating this great exodus. Because of the responsibility of operating the evacuation, my father had to stay until the last minute and then join his family to go South on the last flight of the program, so we did not have to go through the hardship in the evacuation by ship as many refugees did. At that time I was very young so I did not know anything and did not wonder why my father and mother had to abandon our big house with large garden to enter the South, temporary living in my aunt’s small house. It’s a very small 4-square-meters apartment with only one room for 9 people in our family. As years go by, having a peaceful life with the Southern people, I have absorbed the sweet and simple temperament of the surrounding friends. And I married and my husband was a Navy officer born in Dầu Tiếng District, Bình Dương Province. Having thoughts that we have settled with peaceful live in the South, not anyone even thought about the war with the North could happen soon.  However, not long after the 1954 Geneva Agreements, Communist regime from the North had aggressively send troops to attack the South  with the intention of annexing the South. My husband joined the  Navy  with ideal thought of contributing as a small part to the fight for freedom, to keep our country from the bloody hands of communists, like other young people. But the unrelenting force, Northern communist troops were supported by Chinese communists and Russians with weapons while the United States dimishished aids to the South weakened the South Vietnam army,  and fierce war spreaded across the homeland causing loss of Central region, Đà Nẳng and Huế were sieged by the North on the March and April 1975 days.

In the days of March 1975, the Saigon people began to worry about the overwhelming news concerning the loss, and Saigon took in people from the countryside, from Central provinces to refuge, everyone looked anxious, the face lacks a smile. Battle news in Central Vietnam, on March 23, Huế fell, then dragged Quảng Ngãi, Quy Nhơn and Nha Trang, and the people were even more worried. At that time my husband was a third officer on the battleship HQ-504 with the task of evacuating people running away to escape communist from Central region to Phu Quốc Island. At that time, I was only over 26 years old with two very young sons, one was over 4 years old and the other was just 1 and a half year old. Saigon at that time was very chaotic. Cost of living was very expensive because every house bought food to reserve. I felt helpless and frightened, my husband was not there, if the communists came to Saigon, I would be forced to go to the re-education camp because I was an emigrant in 1954, (rumors are so).

 I remember on April 18, 1975, Americans in Saigon began to evacuate, I became even more scared. At that time I was working as an accountant at the Department of Housing Assistance, with social unrest caused by the war, I had no desire to work, could not concentrate. I arrived at the office at 8 am that day.  Usually there was 20 people working in the finance department, but on such chaotic days there was only about 5 - 7 people came to work and the others, just like me, left the office after sign in.  I quietly left and took my bicycle to go to the house of my husband's friends to inquire about my husband whereabout and the war news. At that time, the news spread in the Navy Headquarter that communists intermixed with evacuating people on HQ-504 ship with intention of instigating refugees to rebel and they murdered my husband. My husband's Navy friends knew about it but no one told me because they were afraid that I would collapse.

I rode my bicycle from the office located on Đoàn Thị Điểm Street - to Yên Đỗ Street and turned to Hai-Bà-Trưng Street and then continued on Võ-Di-Nguy Phú Nhuận to my parents’ house in Chu Mạnh Trinh subdivision. My father with a worried face saw me entering the house, he said:

- Sweetheat, have you heard anything about your husband, when will he return to Saigon?

I said:
- Dad, I don't hear anything, I'm very worried.

My father urged:
- Go find out from your husband's friends. It seems like the enemy has arrived, we could not live with the communists, especially in the past when I lived in the North, I had fight against them and they knew that. This time if they caught me, they would execute me. They are very cruel.

I obeyed and went to seek help from my husband’s Navy friends. The first person I thought of was Captain Huệ, who one time had worked in the Navy Headquarter with my husband.  He was a very close friend, his wife and I regarded each other as sisters, we often came to visit each other on weekend, eating and drinking either at my house or his house. I rode my bike to Chi-Lăng road toward Bà-Chiểu Market and turned into an alley on the side of the market to their house. This time only I was greeted by him with the attitude of repelling, grimacing face saying:

- Ms. Hạnh, I am not pleased seeing you coming to my house to worry my wife!

I had just put my bicycle in front of the door, not even entering the house when he appeared right at the door with a grimace and told me such words. (The saying of the ancients "only know who dear friend is in time of tribulation" was right with me in this moment).

I felt sad, swallowed my tears, turned my bike back to the street; and while I rode flow of tears poured down my face, my eyes blurred, I had to stop my bike for a few minutes before continueing to ride. I went to Sub-Lieutenant Trang’s house who was a co-worker at the Navy Headquarter with my husband the previous year, and he greeted me in a loving and caring manner. He kindly told me that Colonel Thiện was responsible for evacuating soldiers‘family upon an evacuation order, he directed me to Colonel Thiện’s house to ask for help. While walking with me to the front door, he handed me $35,000 (worth a month salary for a captain at that time), he said: 

-Ms. Hạnh, please take this $35,000 to manage while Mr. Hòa is not home.

I declined:
-Oh! Thank you for your kindness but I cannot accept it because I still have money.

-Please go to Colonel Thiện for help, now Colonel is in Saigon to take care of the logistics of food for displaced people in Phú Quốc.

I said good bye to him and continued cycling to Colonel Thiện’s house. Colonel Thiện at that time was then Commander of the Navy Coastal Zone 4. Standing in front of the tall closed gate concealing inside view, the two door guards saw me and greeted me kindly and ask:

-Do you need help?

I said:
-Could you please tell Colonel that I am the wife of Captain Hòa would like to see him.

One guard went inside for a moment then came back, opened the gate and led me inside. I was shy because this was the first time I met Colonel Thiện, but he was very friendly and graceously to me though never met me once. He asked:

-What can I help you?

I said:
-Well, sir, Colonel, my husband, Captain Hòa is on a warship in the central region with the task of evacuating people to Phú Quốc Island, and I do not know who to ask for help so I would like to ask Colonel to help.

Colonel Thiện had a friendly conversation with me and eventually told me to go home to write down names of the people in the family and give it to Sub-Lieutenant Trang. He would instruct this person to guide me and my family when the evacuation order was executed. I thanked him and went home.

In my heart I deeply appreciated the kindness of those two, Sub-Lieutenant Trang and Colonel Thiện, with the plight of a soldier’s wife, a young woman with 2 small children whose husband was on duty at sea. I had not heard any new from my husband since the day he started his assignment on navy ship HQ-504, it was almost a year. Riding my bike, I felt like crying, crying because I missed him, crying because of the fear of intensive war storming South VN, crying because of the desperation that was lingering on my mind.

I rode back to my parents’ house to tell everyone to prepare a backpack of clothing. After that I stopped by my mother-inlaw’s house in Tân Định and told everyone to prepare a backpack as well, I would take care of the list so that everyon could go when there was an evacuation order. Then I went back home in Cửu Long Navy Camp. The next day, my sister-inlaw and her husband gave me a list of  her own family and her husband’s side totalling over 20 people. I told her to take everyone to my house so that all could go once it happened. She said that her husband’s family could not go like that because her mother-inlaw and her brother-inlaw have business in Tân-Định Market which could not be closed so I could not help it.

On April 21, 1975, President Thiệu resigned. At that time, HQ-504 was led by Commandant Lieutenant Colonel Phú (Phú pipe tobacco), and my husband was the third officer on the ship, on the way to take evacuated boat-people to Phú Quốc Island. Hearing that President Thiệu resigned, Lieutenant Colonel Phú called a meeting with all officers on board and showed them pictures of his family in the North, no one knew how he received those pictures. He said his mother and his brother and his nephews and nieces lived very well and healthy in the North. Then he said: “People can live, so as we, no need to go anywhere.” Hearing that, my husband realized that Commandant Phú would not evacuate and wanted everyone to stay with him, (according to the incident told by my husband about the situation at that time.)

Meanwhile, I remembered that around the same day, I did stop by Commandant Phu’s house, also located in the housing section of Cửu Long Navy Camp. When I entered the living room, I saw Mrs. Phú talking with 2, 3 other women, who seemed to be her relatives. There were backpacks piled up around them as though they were preparing for evacuation. After a short conversation, she said that she was ready to evacuate, just waiting for him to come home, and she asked me to go together.  

On April 26, 1974, around 10 am, my husband came home. My children and I busted to tears soon as we saw him, happily crying because he was our head of the family from now and would take care of us. Some navy friends heard that he was back so they came to visit. They told me the rumor that the communists hided among the refugees on his ship, instigated people causing violence and assassinated him, had been spreaded in the Navy Headquarter for 2 weeks but they did not dare to inform me because they knew that I would break down. Now he returned home safely so everyone was very happy.

By noon, his friends left, he went to the the Navy Headquarter and reported to Amiral Diệp Quang Thủy who was Chief of Naval Advisory Group. He reported the status of the trip to evacuate people from Central region to Phú Quốc Island, and also reported about the situation of Lieutenant Colonal Nguyễn Hữu Phú, concerning Mr. Phú ‘s viewpoint inclinined on Communist ideology. At that time, Admiral Thủy instructed the personel department to review Mr. Phú ‘s resume, only to know that he was not a North immigrant in 1954 but he flew to the South before 1952, went to Chu Văn An highschool, then joined Đà Lạt Military Academy, later on changed to Naval Academy.

On April 28, 1975, I asked my husband’s driver to bring me back to Phú Nhuận to pick up my family to take refuge in our house. As for my husband’s family, he would pick up after office hour.

My parents’ house located near Tân-Sơn-Nhất Airport, on the last few days of April, communists had bombarded the airport nightly. My parents and my youger sisters and brothers were so afraid that they already packed up and ready for the evacuation. When I entered the house, I learned that my two sisters had taken their bags and went to my brother’s inlaw-family. One member of that inlaw-family was the former Colonel of Air Force, Colonel Nguyễn Thanh Lich, who died on September 1974 because a communist hijacker had detonated an airplane while he was the captain of that airplane which belonged to aircraft carrier Air Vietnam. The aircraft carried 75 people, 69 passengers (mostly students and civilians) and 8 crew member, they all died, no one survived. This hijack had shaken people’s heart at that time. 

 Only my parents and my two younger brothers and one younger sister were at home. While everyone was planning to bring their luggage to the car, my other younger sisters, Lan and Tú, returned with bag in hand. My mom asked:

-Why didn’t you follow them, why you return?

So Lan and Tú said:
-Well, mom, the airport was bombarded last night causing damage to a lot of aircrafts, and now they have moved remaining planes to another place, thus the inlaw-family can not go and we must return. 

The whole family were glad that they were back in time, ortherwise they would cry when returned seeing empty house. Everyone were ready, my parents, my three younger sisters and I went by jeep, my two younger brother, Ánh and Đức, took the motorcycle to follow us.

As for my husband’s family, after leaving the Navy Headquarter in the afternoon, my husband came home to pick up his mom and two sisters but they refused to go. His mom said that people could live so could they, and especially she wondered where to go and how to live.

When I got home, I found out that his family refuge to go. By that time, the goverment issued martial law in Saigon, civilians without proper function were not allow on the road,  so I could not go back to Tân Định to convince them again.

By April 29, 1975, my husband drove his jeep to Navy Heaquarter. Around 4 pm, I rode my bike around the housing section of Cửu Long Navy Camp, stopped at the house of Lieutenant Colonel Nguyễn Tuấn Khanh who is my cousin and found out that he and his father and his sibblings had gone to the Navy Shipyard to board the ship, and his wife and his children traveled to the U.S. last week. Only his mother and one sister stayed home to take care of the funeral of his brother-inlaw who just passed away the day before. He died while on the way to report to his army troop in Hốc Môn and got hit by communist artillery shells. He died leaving a yound wife and 6-month-old son. I offered my sincere condolences to my aunt then returned home. On the way home I saw alots of people hurriedly walking toward the Avalanche Bridge connecting Cửu Long Navy Camp and the Navy Shipyard. I stopped to find out what going on, someone told me that they were going to the bridge and there were many Navy ships docking at the other side of the bridge to evacuate their families. 

I hurriedly ran home to inform my parents. Everyone in my family were panicked because it was already 6 pm, people continued to walk quietly toward the harbor, but my husband was still not returned to take our family to evacuate. A moment later, my husband telephoned and told me to stay home, not going anywhere because we might get loss. He was the third officer of HQ-504, the ship that carried evacuees from Central Region to Phú Quốc Island so he knew the hardship causing by lacking food, water and medicine supplies for too many people on board. He said he would come home to pick up the whole family, but he was still on duty on the ship.

By 8 o’clock, the communist artillery bombardment to Saigon was fiercly, fire caused by artillery shells glowed all over the places, and airplanes constantly flew on the sky, one after another. As a matter of fact, the sound of aircrafts mixed with ammunition explosives terrified people during the night of April 29, 1975. It was a night of horror I cannot forget in my life.

By 9 pm, then 10 pm, the rockets were still hissing on the sky, plus the sound of airplanes flying in the air was more and more intensed but my husband was still not back yet. Everyone was silent in fear, frustrated with the idea that being trapped to live with communists. My siblings, Thảo, Lan, Tú, Ánh and Đức, each seating in a corner with their worrisome eyes and handbag nearby. My mom lighted insense and sat in front of the Buddhist altar, my two sons was sleeping next to grandmother.   

My father told me:

Give me all Hòa’s pictures so I can burn them, when the communists come and see pictures of your husband wearing military uniform then there is no way to deny.

I obeyed, took all the pictures in the carbinet and gave to my father. Seeing father burned those pictures and the flame projected on his sadden face, my heart was withered away like the burning pictures.

At 11 pm, my husband came home, everyone was happy. He urged everyone to hurry because a small boat of category PBR (Patrol Boat River) borrowed from Lieutenant Colonel Hà Hiếu Diệp was waiting on the bank of Bridge E to transport us to the big ship in Navy Shipyard.  Before leaving home, he went to the bedroom to get all remaining  money in the carbinet, put in his armor pocket, locked the front door and gave me the key to take it to the house of  a non-commissioned officer who I often gave rice and money to help his large family.

-My dear friend, we leave now. Please keep our home key. If we don’t return in two days, you might take all the belongings in our house.

His wife said:
-Thank you, I wish you and your family a safe trip!

We started following the direction of my husband.  From my house to the river we had to go through East Coastal Workshop where ships were docked for repairs. We walked in the dark but it was not dark because the enemy missiles illuminated our steps. My two sons were piggybacked by my two younger brothers, Ánh carried the eldest son, Đức carried the other; my husband helped my father and I helped my mother. Artillery shells still hissing in the sky, when rocket hit a target, the explosion was loud and the ground shooked. My mother was so afraid that she could not step well, her legs twisted, so my sister and I helped her and we walked quickly.

When we came to East Coastal Workshop, at that moment, a jeep and a GMC truck full of marine troops from inside arrived at the gate. The soldiers jumped off the truck with weapon on hand, and an officer stepped out of the jeep. I was frightened thinking that they were going to capture us, but my husband recognized him as Colonel Kinh who was the Commandant of River Patrol Force and previously worked with him in the Navy Headquarter. He saluted solemnly and said:

-Dear Colonel, our family including myself, my parents, wife and children and siblings would like to go through the workshop in order to get to Bridge E where a small boat is waiting. Could you please let us pass?

Colonel saluted back then shook his hand and said:

-I wish Captain and your family a safe trip.

Then he turned to the marine troops and said:

-Who wants to go then let go, and who wants to stay should be in defensive position, do not neglect.

We walked with a great appreciation of the compassion and patriotism of Colonel Kinh and the Navy soldiers who stayed with the ideal of fighting for the country.

Arrived at Bridge E, fortunately we saw two Navy soldiers still waiting for us. It was very touching and inspiring, known that the defeat would come soon, but at chaotic moment, honest hearts still existed, I was deeply grateful and could only pray to Lord Budha for those who decided to stay having a peaceful life under the bloodthirsty regime of communists.

When the PBR was approaching Lieutenant Colonel Hà-Hiếu-Diệp’s ship, my husband took all the money in his armor pocket. That was our remaining cash, because we did not have time to withdaw money from our saving accounts, all the farm lands we bought for investment were also left behind in order to escape, “starting bare hands now returning bare hands”,  he gave the remaining money to the two soldiers and took out his armor given to one of them, shook hand with them, thanked and wished them well.

The PBR ran about 10 minutes then docked to the big tugboat of Lieutenant Colonel Hà-Hiếu-Diệp, commandant of Military Hardbor Division. We stepped to that ship and were instructed to climb a staircase which had the top leveled with HQ-502, on top of this staircase there was a board connecting to HQ-502 so we could walked from Lieutenant Colonel Diệp’s ship to HQ-502 easily. I remembered when I was on that ship, I met his eldest daughter, she was about 15 or 16 years old, very pretty. She greeted me, I asked:

-Do you and your sister go?

She answered:
-My sister and I will go with my dad; I wish you and your family a safe trip.

I thanked her and stepped to the board to walk to HQ-502.

Later I learned that for some reason, Lieutenant Colonel Diệp did not go and was imprisoned in re-education camp in the jungle then died due to malnutrion and diseases.

When we aboarded HQ-502, I saw so many people, the ship was crowded. The number of evacuees was estimated more than 4,000 and it seemed like people were sitting all over  the ship. Having experience of evacuating coastal residents, my husband advised us not to go to the basement of the ship due to lack of air down there. Then he led us to find a place along the passageway which was barely enough for the 12 of us sitting side by side, meaning everyone could only sit but not lying down. HQ-502 was on a period of comprehensive repair, engine parts previously been removed for tune up now required to be reassembled. Therefore, the captain of HQ-502 asked those who had mechanical experience to help put them back to prepare for departure. 

After settle down, my father asked my husband why he came home so late. My husband then told him what happened that afternoon. The commandant of HQ-504 was Lieutenant Colonel Phú who did not allow the ship to leave (he brought his family out of the housing section of Cửu Long Navy Camp in order to stay in Vietnam). Not only keeping his ship, he also tried to prevent other ship to leave by anchoring his ship in front of it. That ship carried alots of people and the captain was preparing to departure but could not go. The captain of that ship was so angry that he threatened to shoot Mr. Phú, thus he had to move HQ-504 away to allow the other one to go. At that time, he ordered all crew members of HQ-504 not to leave the ship. My husband was stucked there until 11 pm when he decided to tell two mariners lowered a small boat to the water and took him to Military Hardbor Division. When he got there, he then ask Lieutenant Colonel Hà-Hiếu-Diệp to borrow a PBR boat (Patrol Boat River is a boat used for patrolling river) to go home pick up family, Lieutenant Colonel Diệp was happy to help, thanks to his help we were able to escape.

At 2:30 am, the ship begun to leave the harbor slowly. The ship went in the dark but the sky was still bright with flaming fire and artillery shells still hissing in the air along with the sound of evacuting aircrafts of South VN and U.S. air forces, a sky of devastating war. I could not even describe the death scene of devastation happening right at the capital of my beloved country. 

Almost everyone on board were sleepless looking the ship languid floating on the river (because it only had one engine at work) and the devastated atmostphere of the country,  tears on eyes. Both sides of the river were blazed with bombarding missiles, Khánh Hội then Nhà Bè, the sky was filled with fire.

In the morning of April 30, 1975, the ship was slowly entering Vũng Tàu rivermouth, the sea was quiet, no longer hearing the enemy’s artillery shells, an unusual silent atmostphere. At 9 am, listening to VOA radio station from an evacuee’s radio saying that President Dương Văn Minh surrended, everyone’s heart sank in sorrow:

-It’s over, unexpected departure was the last farewell to Saigon without returning. Heart filled with immense sadness, leave our destine to God and pray for those who stay being well. 

On the way to the ocean, the ship took more evacuees from small boats and from helicopters carrying air force officers’ family. Everybody moved aside to make room for helicopter landing, after that hundred of young men were mobilized to push the helicopter into the ocean, made room for the next helicopter was hovering overhead waiting to land. By 1 pm, there was a Cessna L.19  airplane carrying two brothers, the younger one was a airforce non-commisioned officer and the elder one was an airfoce Sub-Lieuternant who flying that aircraft. Because it was a reconnaissan aircraft, requiring a long runway when landing instead of going straight like helicopter, HQ-502 did not have room for landing so the operating staff of the ship requested the younger one jump into the sea first then the other next and let the aircraft falling by itself. A tragic accident happened. When the young brother jumped down, the pilot flew close to the sea surface so his brother could jump safely and was picked up by navy seals. As for the pilot brother, his aircraft was up high while he jumped so his chest hit the sea surface causing him unconscious and disappeared, navy seals tried to search but could not find him.

Although it was the only accident that I witnessed during the journey, there still were many other tragic incedents happened in a certain context of the exodus that I did not witness. I felt so sad because it reminded me of the hardship that I had experienced during the time running around Saigon and Gia Định to find my husband’s friends and put aside pride to beg for help, as well as that for those who risked their lives in search of freedom.

My two sons did not sleep until 2 am, and slept very well. By 10am, they woke up; the elder one pointed to his stomach and called me:

-Mom, I am hungry.

The little one imitated his brother, although not influently speaking, also pointed to his stomach and said: “I am hungry.”
By then I realized: “Oh my god! I was so occupied with the evacuation that forgot to bring food, now children are hungry but where can I get food for them?”

I turned to ask my mom: “Mom, do you bring food for the trip?”
My mom shook her head, I tuned to my siblings, all of they regretedly shook their head. Indeed none of us had experience about fleeing except my husband while on duty of evacuating displaced people to Phú Quốc. But when came back to Saigon, he was so busy running around from the Navy Headquarter to ship HQ-504 to arrange works that he forgot to remind me bring dry food to eat along the way.

He said: “Let me go to the cabin to see if I can get something for our children to eat.”

He walked a while then came back with 2 cups of milk on hands and a box of powdered milk on his armpit.

-Luckily, I met Dr. Đỗ Thức Diêu on duty in the clinic cabinet, formerly officers’ dining room now used as a clinic to take care of evacuees. There was about 15 doctors taking care of the entire ship. Dr. Đỗ Thức Diêu is my friend, he was Congressman of Rạch Giá. He gave me this powdered milk box.

My children was hungry so they drank the milk immediately.

He then said: “Now for the adult, let me go to see what I can get.”

This time he went for nearly an hour and came back with 6 rice balls, he invited my parents to eat, then he gave the rest to me and my siblings.

I asked: “Where is your rice ball? And who gave you these delicious rice balls?

He smiled and said:
-I already ate, this is the first time I know how to cook rice, because of you.

I looked confused, did not understand what he mean.

He continued:

-It not easy for anyone to give up their food in such situation, I remembered the saying: “Want to eat, then roll up your sleeve and go to the kitchen” so I came to the kitchen and volunteered as a cook. The kitchen has a team of navy seals who are responsible for guarding and cooking for over 4,000 people in the ship, now there is one more, myself, forming “one team plus one!!!”

So I was relieved, no more worry about food, milk and water. The ship continued to go, by that time, the evacuation commanding staff had ordered HQ-16 to help pull the ship so it ran better. We did not know where it led us to. By 6 o’clock the ship was out of Vũng Tàu Bay, shore was beyond our view but it seemed like something ahead, everyone stood up and tried to see what it was. The sun gradually set, seeing lights reflecting from that thing we were able to regconize that was the U.S. Seventh Fleet. They were out there waiting for the Republic of Vietnam Navy ships to assist on the evacuation. I still did not know where we would go. My husband said according to the information he knew then that the U.S. Seventh Fleet would escort us during the journey from here to Philippines. 

At this time the evacuation was directed by Admiral Chung Tấn Cang, the ships were ordered to move in formation of two vertically lines. Since then, we felt more secured on the sea route, foods including rice, water and milk were transferred from U.S. battleships to VN Navy ships every day. Especially the U.S. Navy sailors of Sea Bee unit provided supplies and manpower to build open-air toilets at the rear of the ship for evacuees to use.

Until now, I have still believed that Heaven Gods and Buddhas helped to keep the ocean calmed, without storm or severe weather so evacuees on those ships had safe journey, none got sick.

On May 7, 1975, the evacuated fleet arrived at Subic Bay. The Philippine government requested the fleet to replace South VN flag by U.S. flag. The flag lowering ceremony took place very emotionally with the participation of all soldiers. After a journey of over 7 days, everyone on the ship HQ-502 were tired but they all sang national anthem to say farewell to national flag for the last time, vocal choked with tears to bid farewell to the homeland of which the day to return seemed hopeless. The majestic song seemed to remind people to be patient and live pretty good life, waiting for a beautiful day to return to rebuild a strong Republic of Vietnam by the power of its own citizens. After that, all guns and cannons on the ship had to be removed and thrown into the ocean.

Having written this far, I think of the great exodus of the royal family of Lý dynasty when they were dethroned by the Trần dysnasty 793 years ago. In 1225, queen Lý Chiêu Hoàng ceded the throne to her husband, Trần Cảnh, under the power of Trần Thủ Độ who killed many of the Lý royal family. At that time, the Navy Admiral of the Lý dinasty directed a great exodus to evacuate the Lý royal family by ship at night, heading toward Korean pennisula.  

Is it that history repeated by itself, on April 29, 1975 at 7:00 pm, knowing that the last President of Republic of Vietnam, Dương Văn Minh, surrended, Admiral Chung Tấn Cang directed the great exodus to evacuate people by Navy ships in order to avoid massacre when communist army arrived Saigon.

And could it be that the evacuees including me on these ships being at sea for many days were also evacuated on those ships of the Lý dinasty? And now reborned and history repeated by itself. Thinking of it, I am emotionally touched by these two tragedies, I cry for devastated war in our homeland caused sufferings to Vietnamese people.  

Minh Hạnh.
Written on October 3, 2018
Thủy Tú translated to English on March 30, 2019

No comments:

Post a Comment