Thursday, August 12, 2021

Anh tôi về Việt Nam cưới vợ

                                                     Anh tôi về Việt Nam cưới vợ

Minh Hạnh, viết ngày 10 tháng 8, 2021, theo lời kể của một người bạn

Hôm nay tình cờ dạo chơi trên facebook, một không gian ảo và, cũng lại tình cờ ghé thăm trang facebook của anh, đọc lại giòng thơ nhớ thương người vợ mới mất, lòng tôi bồi hồi.

April 7, 2019

 wife died 

after 2 and a half years of illness, 

and her body cremated

according to the family's wish.

I should be very sad but I am not, 

just feeling sentimental.  

I guess the reality of it has not hit me yet, while 

friends and family called all day to share their sadness.  

No! No! I am not sad, 

just feeling unreal.

How could a character in a dream

feeling sad ?

Searched the house and I found

only emptiness 

Called her name and I was met

with silence 

Now that I have lost her,

I want to write something 

to tell her that I love her,

and just send it to the wind. 

CMP

xin phép được dịch bài thơ sang tiếng Việt 

Vợ tôi đã chết

Sau 2 năm rưỡi ốm đau

và nàng đã trở về với cát bụi

dựa theo lời mong muốn của gia đình,

Tôi đáng lẽ phải rất buồn nhưng đã không

Tôi chỉ có sự xúc động

Tôi vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận.

Bạn bè và anh em trong gia đình gọi đến liên tục để chia buồn.

Không! Không! Tôi không buồn.

Chỉ cảm thấy đó không là sự thật

Đó chỉ là một giấc mơ

cảm nhận một sự buồn bã?

Tôi đi loanh quanh trong ngôi nhà tìm kiếm

Chỉ một sự im lặng

Tôi gọi tên nàng và tôi nhận được

Sự yên lặng

Và bây giờ tôi đã mất nàng,

Tôi muốn viết điều gì đó

để nói với nàng là tôi yêu nàng,

và đã gửi theo gió mang đi

---------------------------

Hồi tưởng về mối tình đẹp và thơ mộng của anh chị.

 Anh đi du học năm 1966, chị rất đẹp và là giảng viên dạy sinh ngữ Việt tại trường huấn luyện quân sự Mỹ El Paso, hai người gặp nhau tại đây, rồi nên duyên vợ chồng. Tôi nhớ là, lúc đó dù đồng lương dạy sinh ngữ Việt ít ỏi nhưng anh chị vẫn mỗi tháng gửi tiền về giúp ba má tôi lo cho các em ăn học, lúc đó tôi đã lập gia đình với đồng lương công chức của vợ chồng chúng tôi chỉ đủ ăn và đủ chu cấp một ít cho gia đình chồng mà thôi, còn gia đình ba má tôi thì chỉ trông cậy vào tiền cấp dưỡng hàng tháng của anh, đó là một nghĩa cử rất đẹp mà tôi đã hàm ơn anh chị.

Gia đình chúng tôi di tản khỏi VN, 30 tháng Tư năm 1975 trong chuyến vượt biên vĩ đại lần thứ hai của đất nước. Chúng tôi hội tụ với gia đình anh tại thành phố Baton Rouge và đã được anh chị giúp đỡ rất nhiều trong giai đoạn đầu nơi xứ người, những nghĩa cử của anh chị chúng tôi không bao giờ quên. Kể từ thời gian đó chúng tôi thường xuyên gặp nhau, vui có buồn có, và những lần tụ tập ăn uống chuyện trò, đó là thời gian phải nói rất hạnh phúc cho gia đình tôi và gia đình anh, hầu như cuối tuần các con chúng tôi cùng các bạn học đại học tụ tập tại nhà tôi hoặc nhà anh hoặc nhà của những người bạn cùng nhau nấu các thức ăn VN, chúng tôi vừa nói chuyện vừa thưởng thức các món ăn khẩu vị Việt Nam.

Thế rồi, cuộc sống vốn Vô Thường. Sau gần 50 năm vợ chồng, chị đã ra đi để lại cho anh bao niềm đau nỗi nhớ. Anh đã đau buồn, suối lệ là những giòng thơ bi ai làm mủi lòng người đọc. Phận làm em, tôi cũng chỉ biết chia sẻ nỗi buồn cùng anh chứ không thể giúp gì được trong hoàn cảnh một người góa vợ sống cùng đứa con gái mang bịnh tự kỷ. Chúng tôi gồm các em trong gia đình, ai cũng thương anh, nhưng không ai có thể bỏ gia đình của mình mà về sống với anh để chăm sóc anh và đứa con gái của anh, không ai có can đảm để làm việc đó, vì ai cũng có cuộc sống riêng của mình. Chính tôi, đôi khi cũng xót xa khi nghĩ tới hoàn cảnh của anh, và chỉ biết luôn cầu nguyện cho anh có được cuộc sống an vui hạnh phúc. 

Và rồi, cuối năm 2019 anh về VN theo lời mời của người phụ nữ anh quen,  sau đó anh tuyên bố sẽ cưới người phụ nữ này. Các em tôi, có em thì bàn tán và không yên lòng vì sợ anh và cô cháu gái sẽ bị tổn thương, có em thì giữ im lặng. 

Riêng tôi, cũng giữ im lặng, vì tôi nghĩ mọi người có hoàn cảnh khác nhau, không ai có thể đứng từ vị trí của mình mà nói người kia đừng làm cái này, phải làm cái kia. Ngay cả bây giờ, tôi đặt ra trường hợp, nếu gia đình tôi rơi vào tình huống của anh, nghĩa là tôi chỉ có một đứa con gái mang bịnh tự kỷ, và tôi chết đi, có gì bảo đảm là ông xã tôi không đi bước nữa trong tình huống bế tắc của gia đình khi thiếu vắng bóng người phụ nữ trong nhà, ông xã tôi làm sao có thể chăm sóc đứa con gái trên 40 tuổi mang bịnh tự kỷ, và nếu phải thêm bước nữa, sao phải cưới một bà lão khác về để mình lại phải săn sóc họ khi họ đau yếu. Ai có thể trả lời cho tôi câu hỏi này, khi người đó cũng có thể rơi vào hoàn cảnh của anh tôi???

Thêm vào sự suy nghĩ của tôi là, tất cả chúng sanh sinh ra trên đời này đều đi theo nghiệp của riêng mình, nếu là người có phước báu lớn thì đi theo chiều hướng tốt đẹp do nghiệp của mình đã tạo trong kiếp trước, còn người kém phước thì đi theo chiếu hướng xấu của nghiệp mình đã tạo trong tiền kiếp. do đó tôi hoàn toàn im lặng không có ý kiến, chỉ biết cầu nguyện cho anh cùng con gái anh đi theo chiều hướng tốt nhất có thể.

Rồi tôi quên bẳng chuyện anh tính cưới vợ từ VN qua, cho đến một hôm tôi nhận được tin nhắn anh nhờ vợ chồng tôi đi làm chứng để anh bán căn nhà cũ, đến nơi tôi gặp người vợ mới cưới của anh, tuổi chừng 41, tôi không ngạc nhiên, nhưng tôi vui vì đã gặp được chị. 

Sau khi ký xong giấy tờ chúng tôi cùng về nhà tôi chuyện trò vui vẻ trong sự tìm hiểu thêm về nhau. Tôi được biết chị là  nhà giáo dạy Việt văn lớp 12 tại một trường trung học ở Gia Nghĩa và là, người mẹ đơn thân nuôi 2 đứa con một gái một trai. 

Tôi đã bỏ qua tất cả thành kiến, để lắng nghe lời tâm sự của chị, dù trước đó chị là ai, cho dù chánh kiến chúng tôi có thể khác biệt, tôi đã hoan hỉ chấp nhận chị là thành viên mới trong đại gia đình chúng tôi.

Qua lời tâm sự của chị thì, tuy tuổi chị và tuổi anh chênh lệch rất nhiều nhưng chị chấp nhận làm vợ anh vì chị thấy anh là người có học thức, và với sự mong muốn thay đổi cuộc sống của gia đình chị, chị mong có một tương lai tốt, một môi trường tốt cho hai đứa con chị. Ở lại VN môi trường đời sống phức tạp rất khó cho con học lên có tương lai sáng sủa như môi trường bên Mỹ và chị sợ những đứa con chị bị nhiễm những thói xấu của những đứa trẻ thiếu sự dạy dỗ bên VN. Nói tóm lại chị chấp nhận làm vợ anh, bỏ lại phía sau; người thân, bạn bè, công ăn việc làm, dắt 2 con theo anh với hai bàn tay trắng để làm lại cuộc đời với hy vọng tương lai của chị và của con chị.

Về phía anh, anh cần một người mẹ cho con anh, nếu anh mất đi chị vẫn chưa già để có thể đồng hành với đứa con bịnh hoạn của anh, như lời hứa của chị, nên anh yên lòng. Tôi nghĩ rằng, đó là một sự suy nghĩ rất sâu xa đã trăn trở anh rất lâu, anh mới có thể đi đến quyết định như vậy, tất cả là vì đứa con mà nó không thể tự mình bương trải đối diện với đời sống quá phức tạp mai sau, tôi cảm nhận được điều này nơi anh.

Qua lời tâm sự của chị, tôi cảm nhận được và thấy tâm tư tôi trong lời tâm sự đó. Ngày 30 tháng Tư, 1975, chúng tôi cũng có sự đấu tranh ở lại hay đi, nếu ở lại, liệu chúng tôi có thể sống trong chế độ cộng sản mà những đứa con mình không có tương lai, tương lai của chúng là sự thù hằn, sự manh động đánh đấm, sự chấn lột dành giật để có thể sống còn. Do đó, chúng tôi đã bỏ lại tất cả để ra đi với hai bàn tay trắng với hi vọng các con có tương lai sáng sủa, giờ đây các con các cháu đứa là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư v.v... nói tóm lại là các con các cháu trong đại gia đình của chúng tôi giờ đây có một tương lai sáng sủa như chúng tôi mong ước. Và, chị bây giờ cũng chỉ mong các con chị được như vậy mà thôi.

Đã có rất nhiều rất nhiều người sau tháng Tư, 1975 sống trong trạng thái tâm tư dằn xé đi hay ở, ở lại các con thành gì, còn ra đi các con có tương lai, và họ đã lựa chọn bằng nhiều cách để được ra đi, thậm chí có người chết trên đường vượt biên, có người mất vợ, người mất chồng, mất con, có người mất tất cả. Chị cũng là một người trong số đó, chị chấp nhận bỏ lại tất cả để cho con có một tương lai. Tôi đã có sự rung động thông cảm với chị điều đó.

Tôi đã xúc động lớn khi những người HO được qua định cư tại thành phố Baton Rouge, vợ chồng và các con chúng tôi thường đi thăm và động viên họ, chúng tôi hết lòng giúp đỡ, dù họ là người xa lạ chưa từng quen biết, chỉ vì lúc đó chúng tôi đã sống với tâm trạng của mình trong những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, với tất cả sự hoang mang sợ hãi, mình không biết ngôn ngữ bản địa, mình không quen ai nơi xứ lạ quê người, chúng tôi đã đến thăm họ với tâm trạng của một người đồng hương để an ủi, khích lệ, giúp đỡ họ trong khả năng có thể của mình. Và ngày hôm nay, một lần nữa tôi lại xúc động khi gặp chị, rất mong được giúp đỡ chị trong khả năng có thể của mình, chị đã là vợ của anh tôi, dù cách biệt tuổi tác, dù có thể khác biệt chánh kiến, nhưng, chị vẫn là một người cần sự giúp đỡ.

Không ai biết ngày mai mình ra sao, ngay giờ phút này, chỉ một phút sau, một giờ sau, một ngày sau, không ai biết chuyện gì có thể xảy ra. Thì làm sao mình có thể nói được chuyện sẽ xảy ra 1 năm sau, 2 năm sau, 3 năm sau. 

Nếu một mai người có phụ ta, thì cũng chỉ nghĩ đó là cái nghiệp nó đi như vậy, và mình sẵn sàng chấp nhận không oán trách đổ thừa lỗi cho ai. 

Và tôi nghĩ những gì mà tôi đã giúp đỡ tất cả những người tôi gặp trên đường tôi đi cũng là dịp để chúng tôi tạo phước báu cho các con các cháu, đâu ai biết được mai sau mình ra sao, nay được mai mất, nếu các con các cháu gặp việc không may mắn thì những phước sự mà chúng tôi tạo ra đây sẽ giúp chúng vượt qua tất cả.

Cuối cùng, tôi mong rằng câu chuyện tôi viết ra đây để đánh động những tâm hồn còn đang ngủ yên trong sự phước báu của mình hãy bỏ qua những thành kiến và hãy nghĩ rằng nếu người sẽ phụ ta thì đó là cái nghiệp mình phải mang, mà hãy tạo thêm phước báu tích lũy cho mình cho con mình trong đời này và những đời sau.

Minh Hạnh


No comments:

Post a Comment